ong song với việc hỗ trợ hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, dự án SME Trà Vinh còn tập trung đào tạo giúp nâng cao năng lực chuyên môn về khởi nghiệp cho đội ngũ nhân sự, cán bộ khối công, từ đó đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho các dự án khởi nghiệp. Nhiều sự kiện đã được tổ chức như ngày hội khởi nghiệp, hoạt động kết nối đầu tư, hội thảo, diễn đàn, cuộc thi.
Dự án SME Trà Vinh tài trợ vốn mồi, tư vấn, hỗ trợ không gian làm việc, cải thiện chính sách, môi trường kinh doanh... nhằm thúc đẩy sự phát triển của startup tại địa phương.
SME Trà Vinh là một trong những dự án thể hiện nỗ lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển mô hình kinh doanh, sản phẩm và công nghệ gắn với lợi thế kinh tế địa phương.
Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ đã khẳng định: "Chỉ có ở địa phương, các nền tảng của đổi mới sáng tạo là các trường đại học, viện nghiên cứu mới gắn sát được các nhu cầu và giá trị bản địa. Từ đó, các trung tâm ươm tạo, tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp mới có thể triển khai được các chương trình 'đo ni đóng giày' cho doanh nghiệp địa phương".
Tại Trà Vinh, Dự án Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Trà Vinh (SME Trà Vinh) do Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) tài trợ, UBND tỉnh cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư Trà Vinh chủ quản đã triển khai nhiều hoạt động tích cực hỗ trợ startup. Dự án kỳ vọng đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh cho doanh nghiệp.
Dự án SME hỗ trợ đưa các ý tưởng khởi nghiệp tham gia các cuộc thi khởi nghiệp. |
Theo đó, SME Trà Vinh đã phối hợp với Tổ tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh nghiên cứu xây dựng Đề án hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2025. Tháng 5/2018, nhận phê duyệt tài trợ từ Đại sứ quán Canada, dự án đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng không gian làm việc chung tại Đại học Trà Vinh với tên gọi Vườn ươm Doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh. Dự án cũng triển khai chương trình hỗ trợ vốn mồi cho các dự án khởi nghiệp trong giai đoạn đầu.
Song song với việc hỗ trợ hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, dự án SME Trà Vinh còn tập trung đào tạo giúp nâng cao năng lực chuyên môn về khởi nghiệp cho đội ngũ nhân sự, cán bộ khối công, từ đó đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho các dự án khởi nghiệp. Nhiều sự kiện đã được tổ chức như ngày hội khởi nghiệp, hoạt động kết nối đầu tư, hội thảo, diễn đàn, cuộc thi.
Thành viên Câu lạc bộ Phụ nữ Khởi nghiệp giới thiệu sản phẩm tại sự kiện kết nối. |
Trong năm qua, dự án chú trọng ưu tiên hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, thực hiện Chính sách Hỗ trợ Nữ quyền Quốc tế (Feminist International Assistance Policy, FIAP) bằng việc hỗ trợ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Trà Vinh hoàn thiện kế hoạch hành động phụ nữ khởi nghiệp và nhiều hoạt động thực tế góp phần nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, xác định và hỗ trợ ươm tạo các ý tưởng khởi nghiệp phụ nữ.
Hiện tại, dự án tập trung vào các hoạt động xây dựng đề án khởi nghiệp, thực hiện tham quan học tập kinh nghiệm về khởi nghiệp trong và ngoài nước cho các nhà hoạch định chính sách khởi nghiệp trong tỉnh. SME Trà Vinh cũng sẽ xây dựng mạng lưới chuyên gia, cố vấn đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, gọi vốn cho startup.
Buổi họp mặt hằng tháng của các thành viên Câu lạc bộ Sinh viên khởi nghiệp để chia sẻ về các ý tưởng khởi nghiệp. |
Ông Châu Văn Hòa - Giám đốc Dự án SME Trà Vinh cho biết trong thời gian tới, dự án sẽ thúc đẩy nâng cao năng lực chuyên môn cho khối công để điều phối các hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động kết nối và thúc đẩy phong trào khởi nghiệp vẫn sẽ tiếp tục thực hiện. Ngoài ra, dự án cũng sẽ triển khai chương trình ươm tạo chuyên sâu cho các dự án khởi nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu tài trợ vốn hạt giống cho khoảng 10 dự án.